Là một người đam mê thể hình, chắc chắn bạn đã từng nghe đến từ Fitness và Bodybuiding. Fitness không chỉ đang được giới trẻ nhắc tới mà còn được nhiều lứa tuổi khác trong xã hội đang áp dụng bài tập này.
Nhưng liệu rằng: bạn có thực sự hiểu được Finess là gì? Làm sao để nhận định một người có cơ thể fitness hay không?
Và Finess với Bodybuiding giống và khác nhau như thế nào? Nên tập Finess hay Bodybuiding?
Fitness là gì?
Fitness trong tiếng Anh có nghĩa là:
- Sự vừa vặn, cân đối, sự xứng đáng
- Sự khỏe và lành mạnh
- Vẻ đẹp thẩm mỹ, hài hòa của cơ bắp
Do đó, mục tiêu của Fitness là mang đến cho bạn sức khỏe lành mạnh, một tinh thần thoải mái và cơ thể cân đối hài hòa có tính thẫm mỹ và không quá to như Bodybuilding mà mọi người từng thấy.
Theo cách tập Gym thông thường, Fitness có nghĩa là tập thể dục thể hình. Nó là những bài tập luyện giúp con người hoàn thiện cơ thể như: cơ bắp, hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ xương khớp,..
Dáng người tập Fitness sẽ không quá to theo kiểu khổng lồ, đồ sộ như Body building.
Những bài tập Fitness bao gồm: Gym, Yoga, Aerobic,…
Bodybuilding là gì?
Bodybuilding được hình thành vào khoảng thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 (một trong những sự kiện nỗi bật đó là cuộc thi Mr.Olympia lần đầu tiên được tổ chức vào những năm 1965)
Nếu ví von những Gymer trong phòng tập là những nhà điêu khắc chăm chỉ, thì những nhà điêu khắc ấy đang tự gọt dũa một tác phẩm, đó chính là cơ thể mình.
Dụng cụ gọt dũa cơ bắp của những nhà điêu khắc ấy là mấy quả tạ hàng chục ký.
Những Bodybuiler điều có mục tiêu chính là “đạt được khối lượng cơ bắp lớn”. Cơ bắp phải to, đồ sộ để có thể trình diễn trong các cuộc thi lớn.
Họ đến phòng tập Gym và gọt dũa các nhóm cơ một cách tỉ mỉ hết sức có thể.
Họ hiếm khi tập các bài về tim mạnh hoặc sử dụng các mức tạ thấp. Các Bodybuider thường xuyên kích thích cơ bắp của mình đến mức giới hạn. Trong thời gian phục hồi, các cơ bắp sẽ nghỉ ngơi và bù đắp để có thể trở nên căng phồng.
So sánh giữa Fitness và Bodybuiding
1. Quá trình hình thành
Bodybuiding được biết đến rộng rãi vào khoảng thập niên 50,60 của thế kỷ 20, trong khi đó Fitness là một nhánh ở gần đây.
Bodybuiding: môn, ngành thể dục thể hình dùng những dụng cụ tập luyện hạng nặng như tạ, các máy tập cơ bắp chuyên dụng để làm cho những vùng cơ nở nang tối đa.
Fitness: Nếu như Bodybuiding là những bài tập giúp cơ bắp nở nang tối đa thì Body Fitness dành cho những người muốn có thân hình đẹp mà không cần tuân theo quy tắc của Bodybuiding.
Body Fitness hướng tới vẻ đẹp thẩm mỹ và hài hòa của cơ bắp.
Bodybuiding và Fitness có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không thể phủ nhận rằng Body Fitness có nguồn gốc từ Bodybuiding.
Dù quá trình hình thành như thế nào cũng không quan trọng, quan trọng là cả mục đích của Bodybuiding và Fitness điều có mục tiêu chung là hướng đến một vóc dáng hoàn hảo theo tiêu chuẩn của mỗi cuộc thi.
Để đuổi theo những hình mẫu lý tưởng, những người theo 2 loại hìn này phải dành rất nhiều thời gian, mồ hôi, công sức, tiền bạc nhằm thay đổi cơ thể.
Xem thêm về giáo trình tập gym để có thân hình fitness chuẩn nhất
2. Hình dáng cơ thể
Như bạn thấy đó, các vận động viên Bodybuiding (Body Buider –BB) sẽ có những khối cơ bắp đồ sộ, dày và sắc nét. Các khối cơ bắp chia khối rõ rang, nỗi bật một cách đặc biệt ấn tượng, rất to và khủng.
Xem thêm về 5 thực đơn tăng cơ giảm mỡ hiệu quả nhất!
Trái ngược với Bodybuiding, những người mẫu Fitness (Fitness Model – FM) sẽ có độ dày cơ bắp vừa phải. Các khối cơ mềm mại, nỗi khối một cách vừa phải, ít xẻ nét hơn. Trông cơ bắp vừa vặn và cân đối.
Nhóm cơ | Bodybuider | Fitness Model |
Ngực | To dày, nét, rõ khối | Vừa phải, ít nỗi khối, mềm mại |
Vai | Vai xẻ nét lớn, dày cộm | Dày vừa phải, ít xẻ nét |
Tay | Phát triển cơ tối đa, dày cộm, chia rõ trước sau | Vừa vặn, cân đối |
Lưng | Dày và banh hẳn ra 2 bên | Chỉ nỗi vừa đủ, tạo thân chữ V |
Bụng | Cơ dày, to và chia khối | Cơ mỏng, chia khối rõ và thẩm mỹ |
Chân – đùi | Phát triển vượt trội | Cơ gọn nhẹ, ít chia khối |
3. Quá trình tập luyện
Những Bodybuiler có mục tiêu chính là đạy được khối lượng cơ bắp lớn. Các cơ bắp phải được chăm sóc một cách tỉ mỉ phải thật to, thật đồ sộ để trình diễn trong các cuộc thi.
Lịch tập của các Bodybuilder thường bao gồm những bài tập với số lần lặp lại ít nhưng lại chú trọng vào trọng lượng mức tạ cao. Dần dần, họ nâng mức tạ tới mức tối đa mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Những bài tập sử dụng mức tạ thấp hoắc những bài tập về tim mạch thường không có trong lịch tập luyện của họ. Trong thời gian phục hồi, các cơ bắp được nghỉ ngơi và bù đắp để trở nên căng phồng.
Trong khi đó, mục tiêu của Fitness là để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối. Những khối thịt cơ bắp đồ sộ là điều họ không hề quan tâm tới.
Những người mẫu Fitness dành tương đối nhiều thời gian vào các nhóm cơ lớn (lưng, ngực), để khi có một nền tảng thể hình vừa đủ, họ sẽ tìm một cơ bụng 6 múi và chú ý đến chân và mông.
Lịch tập của người mẫu Fitness thường là dành nữa thời gian cho luyện tập Cardio và nữa còn lại là nâng tạ.
Để tạo cơ bắp săn chắc, họ tập trung vào số lượng nâng tạ thấp hơn những Bodybuider.
Bạn có thể xem chi tiết về Tập gym bao lâu thì có hiệu quả “lên cơ” và body đẹp
4. Chế độ dinh dưỡng
Cách nạp năng lượng của Bodybuiding và Fitness cũng có nhiều nét tương đồng.
Cả 2 đều tập trung vào protein, tinh bột, vitamin, các loại rau củ, chất xơ như trái cây, rau củ và các thực phẩm chức năng, hỗ trợ như Whey, BCAA
Tuy nhiên, nững Bodybuider thường có xu hướng lạm dụng các loại thực phẩm hỗ trợ nhiều hơn Fitness.
Sự khác biệt chế độ dinh dưỡng của cả 2 chính là hàm lượng calo nạp vào. Những Bodybuiler thường tiêu thụ khoảng trên 5000 calo, còn những người mẫu Fitness chuyên nghiệp thường không tiêu thụ quá 2500 calo mỗi ngày.
Những lợi ích khi tập fitness
1. Tập fitness giúp thân hình thon gọn và cân đối
Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề cơ thể có thể có bị lên cân, thừa cân hay bị béo khi không thường xuyên tập Fitness hay không?
Câu trả lời là KHÔNG nhé!
Fitness giúp bạn có một thân hình thon gọn, săn chắc và cân đối và khi bạn ngưng luyện tập, cơ thể sẽ không bị “xồ” ra.
Đọc thêm về chế độ ăn và thực đơn giảm cân cho người tập gym “chuẩn nhất”
2. Luyện tập Fitness giúp bạn giảm thiểu bệnh tật
Tập Fitness thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, thúc đẩy trao đổi chất và lưu thông máu.
Từ đó, bạn sẽ tránh được các nguy cơ mắc bệnh về hệ cơ bắp, phổi hay xương khớp.
Các nguy cơ mắc bệnh về tim, huyết áp, đột quỵ cũng sẽ được giảm thiểu tối đa.
3. Giảm stress hiệu quả nhờ luyện tập Fitness
Sau cả ngày làm việc mệt nhọc, áp lực khiến bạn đau đầu thì Fitness là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, tập thể dục thể thao giảm stress rất tốt. Và có rất nhiều bài tập Fitness giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi.
4. Ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc
Khi bạn tập Fitness, cơ thể tiêu hao rất nhiều calo. Bạn sẽ cảm thấy đói bụng, nhờ ddos các bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tập luyện Fitness hiệu quả nhé!
Ngoài ra, tập Fitness giúp bạn có một tinh thần thoải mái và có giấc ngủ sâu.
5. Nạp năng lượng cho cơ thể
Luyện tập Fitness tiếp thêm cho bạn năng lượng để thực hiện những hoạt động khác một cách hiệu quả. Vậy nên bạn hãy tập Fitness thường xuyên để có một sức khỏe dẻo dai nhé
5 tiêu chí quyết định Fitness và định hướng tập luyện
Fitness là sự tổng hợp, sự phối hợp cân đối giữa 1 nhóm các yêu tố. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 yếu tố fitness và 5 hình thức luyện tập.
1. Sức khỏe tim mạch – Tập luyện tim mạch (Cardio)
Tập luyện tim mạch thường được đo bằng sức bền của một người và sức khỏe tim mạch của người đó khi vận động.
Các bài tập nhằm cải thiện và nâng cao hệ tim mạch và hệ hô hấp, giúp người tập có một trái tim khỏe mạnh.
Tập luyện tim mạch giúp đẩy mức độ nhịp tim người tập lên mức giới hạn chịu đựng phù hợp nhằm tăng khả năng chịu đựng được áp lực từ học tập, công việc và cuộc sống.
Hạn chế những trường hợp khó thở.
2. Sức mạnh và sức bền cơ bắp – Tập luyện cơ bắp (Muscle)
Tập luyện cơ bắp có 3 phần chính: sức bền cơ bắp, sức mạnh cơ bắp, lực cơ bắp.
- Sức bền của cơ bắp (Muscular Endurance): thường được đo bằng số lần lặp lại một bài tập mà người đó có thể thực hiện.
- Sức mạnh cơ bắp (Muscular Strength): thường được đo bằng mức cân nặng (trọng lượng) mà người đó có thể thực hiện được cũng như số lần lặp lại động tác.
Đây là nền tảng đầu tiên mà bất cứ người mới bắt đầu tập Fitness nào cũng đều trải qua. Các bài tập này nhằm cải thiện sức mạnh cơ bắp của cơ thể, nâng cao sự chuyển động và thăng bằng.
Các bài tập dùng đến nhiều nhóm cơ và khớp như Squat hay đẩy ngực (Bench Press) thường được sử dụng để đo lường sức mạnh của cơ bắp.
Sức lực cơ bắp (Muscular Power): thường được đo bằng số lực có thể tạo ra trong một hoạt động nhất định. Để đo được chỉ số này, các nhà nghiên cứu cần dùng tới những thiết bị hiện đại, tiên tiến.
Hình thức tập để tăng sức lực cơ bắp và làm săn chắc toàn bộ nhóm cơ trên cơ thể như: Vùng bụng, lưng, đùi, hông, vai, …
Tìm hiểu thêm Plank là gì? Tác dụng và hướng dẫn tập Plannk đúng cách nhất
3. Khả năng giữ thăng bằng, dẻo dai (Balance & Flexibility)
Khả năng giữ thăng bằng, dẻo dai thường được đo bằng cách xem nhóm cơ của người tập có thể kéo dài hoặc khớp có thể linh hoạt tới đâu và khả năng giữ thăng bằng của người đó.
Bài test đơn giản nhất đó chính là đứng lên trên một hoặc nâng cao hơn là thực hiện động tác bắt bóng khi đứng trên một vật thể không vững chắc.
Bài tập giữ thăng bằng, dẻo dai giúp tăng khả năng kiểm soát của hệ thần kinh lên các nhóm cơ. Đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhóm cơ trung tâm (bụng, eo, lưng, đùi) với các nhóm cơ khác.
Giúp cơ thể nâng cao việc điều khiển tư thế, ổn định các khớp, giảm rủi ro do chấn thương mang lại. Còn làm dịu các cơn đau nhức của lưng, gia tăng tự lưu thông máu chuyển đến các nhóm cơ.
Hình thức tập: Yoga, Ballet,… Các bài tập rèn luyện khả năng dẻo dai, căng giãn, thăng bằng của các nhóm cơ,…
4. Tốc độ – Tập luyện về tốc độ (Speed)
Thường được đo tốc độ mà một cá nhân có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác.
Các hệ thống bài tập nằm cải thiện và phát triển tốc độ của một nhóm cơ hoặc cả nhóm cơ.
Giúp cơ thể trở nên linh loạt và nhanh nhẹn hơn, Nhằm đáp ứng hiệu quả mọi hoạt động sinh hoạt trong ngày.
5. Thành phần cơ thể – Tập luyện & Dinh dưỡng ( Body composition)
Người tập có thể có khả năng duy trì trọng lượng tương tự nhưng thay đổi triệt để tỷ lệ của mỗi thành phần tạo nên cơ thể. Đó là lý do vì sao 2 người cùng cân nặng, nhưng người có nhiều cơ bắp sẽ nhìn gọn gàng và săn chắc hơn.
Thành phần cơ thể là tỉ lệ lượng chất bép trên cơ thể so với các mô khác như cơ, xương và da.
Để đảm bảo các thành phần cơ thể hài hòa và ở mức độ tốt, bạn cần tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, bổ sung đủ 2 lít nước, ăn đủ protein và các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất, các chất béo có lợi.
Nên tập theo Fitness hay Bodybulding?
Fitness và Bodybulding đều xuất phát từ mong muốn của con người để đạt được một nền tảng sức khỏe tốt, một thể hình đẹp.
Nếu bạn cao và có định hướng theo con đường người mẫu thì sẽ dễ thành công trong con đường Fitness.
Còn nếu bạn có ước mơ làm một động viên thể hình lực lưỡng, cơ bắp thì Bodybuilding sẽ là lựa chọn hoàn hảo, sáng suốt dành cho bạn.
Mỗi người sẽ có một định nghĩa về vẻ đẹp riêng, và một sở thích cá nhân riêng. Việc chọn cho mình một hướng đi phù hợp với bản thân, đam mê và nhu cầu của cuộc sống mới là điều quan trọng nhất.
Như vậy là…
Chúng tôi đã chia sẽ tất tần tật về nên tập fitness hay bodybuiling.
Hy vọng rằng, với tất cả chia sẽ trên có thể giúp bạn hiểu cặn kỹ hơn về Fitness là gì? Bodybuilding là gì?
Từ đó, định hướng luyện tập và lên kế hoạch thực hiện những gì bạn mong muốn.
Để tập Fitness hoặc Bodybuiling bạn nhớ kèm theo chế độ ăn uống khoa học hiệu để có hiệu quả bất ngờ và đáng trông đợi nhé!
Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Chúc bạn thành công và có một thân hình hoàn hảo săn chắc!
GiamCanDep.vn